1. Máy POS cà thẻ tín dụng là gì?
Máy POS quẹt thẻ thường dùng để quẹt thẻ ATM. Để đảm bảo tuyệt đối tính bảo mật dữ liệu cho các chủ thẻ thanh toán, bạn sẽ không thể nào mua được các loại máy quẹt thẻ này mà chỉ có thể xin cấp trực tiếp từ ngân hàng.
Khi khách thanh toán bằng thẻ qua máy POS – tiền sẽ chuyển trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của chủ cơ sở kinh doanh. Thông thường, ngân hàng sẽ thu một quản phí nhất định cho mỗi giao dịch được thực hiện qua máy POS.
2. Máy pos ngân hàng giá bao nhiêu tiền?
Bạn không thể mua máy POS cà thẻ thông thường ở ngoài thị trường mà phải xin cấp và mở tài khoản ở ngân hàng – Việc này ở một số ngân hàng là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, cái bạn cần quan tâm ở đây không phải là mua máy với “giá bao nhiêu?”.
Cái bạn cần quan tâm nhất ở đây là ngân hàng sẽ thu của bạn bao nhiêu tiền cho mỗi giao dịch. Ví dụ với mỗi giao dịch 100.000 đồng, ngân hàng sẽ thu mức phí thanh toán qua máy pos từ 1.000 – 2.500 đồng.
3. Biểu phí máy POS cà thẻ tín dụng là bao nhiêu?
Như đã nói ở trên, khi thực hiện mỗi giao dịch, ngân hàng sẽ thu chủ cửa hàng một số tiền nhất định. Đây được gọi là mức biểu phí, mức phí này thường dao động từ >1% – 1.5% đối với thẻ nội địa. Từ 1.5% – 2.5% đối với thẻ quốc tế. Mức phí này thường không cố định mà phụ thuộc vào doanh số của từng cửa hàng. Cửa hàng có doanh số hàng tháng càng cao thì mức phí càng thấp và ngược lại
4. Hình thức thanh toán qua máy POS
Hiện nay có 3 cách thanh toán qua máy POS:
- Thanh toán bằng thẻ quẹt
Là hình thức thanh toán thông dụng nhất. Sau khi quẹt thẻ, nhân viên thu ngân sẽ yêu cầu bạn nhập mã PIN xác nhận. Đây là cách thanh toán dành cho thẻ từ – công nghệ phổ biến nhất thường được sử dụng cho các thẻ ghi nội địa. Nhược điểm của loại thẻ này là tính bảo mật kém, dễ bị lấy cắp thông tin
- Thanh toán bằng cách cắm thẻ
Cách này dành cho thẻ chip EMV – Công nghệ này có ở thẻ quốc tế Visa/MasterCard/JCB… Nó an toàn hơn thẻ từ nhiều lần. Tuy nhiên thường thì cách này sẽ không cần nhập mã PIN khi thanh toán.
(Cập nhật – Đến 1.6.2019, đã có 7 ngân hàng có thẻ chip nội địa là: Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, Sacombank, TPBank, ABBank)
- Thanh toán bằng điện thoại (không cần sử dụng thẻ)
Thông qua các nền tảng thanh toán trên di động phổ biến như Android Pay, Apple Pay, Samsung Pay… Bạn chỉ cần đặt điện thoại gần máy POS, nhập mã pin là đã thanh toán xong qua nền tảng NFC
Các loại thẻ chấp nhận thanh toán bằng máy POS
- Thẻ Visa (số thẻ bắt đầu bằng số 4)
- Thẻ Master Card (số thẻ bắt đầu bằng số 5)
- Thẻ JCB (số thẻ bắt đầu bằng số 35)
- Unionpay (số thẻ bắt đầu bằng số 62)
Các thẻ nội địa là thẻ ATM của các ngân hàng được nhà nước cấp phép
5. Các bước giao dịch bằng thẻ qua máy POS ngân hàng
Bước 1: Nhận thẻ thanh toán từ khách hàng, kiểm tra xem có phải là thẻ giả hay không
Bước 2: Xác nhận số tiền thanh toán của khách
Bước 3: Cà thẻ: Thẻ chip hoặc thẻ từ có các cách cà thẻ khác nhau. Nếu là thẻ chip thì cắm thẻ vào khe đọc chip của thiết bị và để yên thẻ trong thiết bị cho đến khi kết thúc giao dịch đối với thẻ chip. Còn với thẻ từ thì kéo thẻ qua khe đọc thẻ
Bước 4: Hoàn trả thẻ và lập các chứng từ giao dịch thẻ
Bước 5: Tổng kết thanh toán và in lại hóa đơn máy POS cho khách hàng
Thủ tục đăng ký cấp máy:
Bước 1: Khách hàng đăng ký trực tiếp đến ngân hàng mà mình quan tâm để đăng ký thông tin và xin lắp đặt
Bước 2: Ngân hàng sẽ tư vấn và mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền cũng như chuẩn bị các điều khoản hợp đồng, mức biểu phí sử dụng máy theo quy định
Bước 3: Nhân viên sẽ gửi yêu cầu thiết lập thông số kỹ thuật máy POS ra các trung tâm quản lý thẻ gần đó
Bước 4: Các trung tâm thẻ sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi lại cho chi nhánh ngân hàng tại địa phương của bạn để phân công lắp đặt và hướng dẫn sử dụng POS trong khoảng từ 2-3 ngày làm việc.